XỬ LÝ VẤN ĐỀ BÙN KHÓ LẮNG
Nguyên nhân:
- Sự phát triển quá mức vi sinh vật hình sợi tạo nên những cấu trúc mạng cho chất rắn bám vào và nước liên kết làm cho các tế bào vi khuẩn trương phồng và giảm trọng lượng riêng
- Do các vấn đề: tính chất lý học và hoá học của nước thải đầu vào, thiết kế, vận hành.
Cách khắc phục: nên lập bảng thống kê các nguyên nhân nghi ngờ gồm (1) đặc điểm nước thải,(2) hàm lượng DO trong bể, (3) lượng nạp, (4) tì lệ bơm bùn hoàn lưu, (5)vsv (6) hoạt động bể lắng.
(1) Bản chất của chất nền trong NT đầu vào và sự thiếu hụt của một số chất vi lượng có thể dẫn đến hiện tượng bùn khó lắng. Kiềm tra N, P, PH.
(2) Sự thiếu hụt DO trong bể sục khí là nguyên nhân dẫn tượng bùn khó lắng. Duy trì DO 2mg/l ở tải bình thường (lắp thêm thiết bị sục khí).
(3) Tỉ lệ F/M thấp dẫn đến sự phát triển của vsv hình sợi. Khi vận hành bể theo thông số thời gian lưu bùn (tế bào), ta ko cần kiểm tra tỉ lệ F/M mà nên kiểm tra thời gian lưu bùn xem có nằm trong khoảng hoạt động hiệu quả không.
(4) Nếu bùn khó lắng tạo nên bởi vsv hình sợi, thì nên xác định loài nào để có những biện pháp khống chế. Ngăn ngừa vsv hình sợi được tiến hành trong một bể riêng gọi là “ selector” (bể tuyển)
(5) Để phòng việc quá tải do hoàn lưu, ta không nên hoàn lưu bùn lúc dang chạy ở tải max.
(6) Nếu bùn được lưu trong bể lắng quá 30 phút, thì việc thiết kế bể lắng không phù hợp. Cần thay đổi các thiết bị để rút bùn ra.
(7) Trong trường hợp khẩn cấp khi đã xđ nguyên nhân do vsv hình sợi gây ra việc bùn khó lắng. Cách xử lý tạm thời là sử dụng chlorine vào bùn hoàn lưu với lượng 2-3mg/l cho 1000mg/l MLVSS, và 8-10mg/l cho 1000mg/L MLVSS trong trường hợp nghiêm trọng. Nước thải đầu ra sẽ bị đục cho đến khi không còn vsv hình sợi nữa.
1. KHỐNG CHẾ VSV HÌNH SỢI BẰNG SELECTOR:
Sự khống chế vsv hình sợi có thể tiến hành trong các bể nhỏ gọi là “selector”. Selector được dùng với bể bùn hoạt tính khuấy trộn hoàn toàn hay bể BHT truyền thống. Selector có thể là một bể riêng biệt hay là một ngăn của bể BHT. Các Selector có nhiệm vụ kích thích sự phát triển của các vsv tạo bông cặn, bể này sẽ tạo điều kiện môi trường như tỉ lệ F/M cao (2.27 kgBOD5/kg MLVSS.ngày đôi khi lên đến 20-25 kg COD/kg MLVSS.ngày) và tạo lượng DO. Trong điều kiện này vsv tạo bông cặn sẽ hấp thu các chất hữu cơ hoà tan rất nhanh làm cho lượng chất hữu cơ hòa tan còn lại cho vsv hình sợi là rất ít. Nên cung cấp đủ không khí hay gắn thêm các thiết bị khuấy trộn để trộn đều các thành phần trong bể. Thời gian tiếp xúc trong bể Selector rất ngắn (từ 10 – 30 phút).
2. XỬ LÝ VẤN ĐỀ BÙN NỔI (rising sludge)
Nguyên nhân: bùn lắng xuống đáy bể lắng lại nổi trở lên mặt bể là do quá trình khử Nitrát xảy ra ở đáy bể lắng, NO3- và NO2- chuyển thành N2, khí nitơ này bám vào các hạt bùn đẩy các hạt bùn nổi lên bề mặt bể.
Cách khống chế:
(1) tăng lượng bùn hoàn lưu để giảm thời gian lưu bùn trong bể lắng.
(2) giảm lưu lượng từ bể BHT sang bể lắng (nếu việc hoàn lưu bùn không không giảm được lượng bùn trong bể lắng 2)
(3) tăng lượng bùn thải bỏ.
(4) tăng vận tốc của lượng bùn thải bỏ.
3. XỬ LÝ VẤN ĐỀ BỌT NỔI TRÊN BỂ BHT DO NOCARDIA ( Nocardia foam)
Khi trên mặt bể BHT và bể lắng có một lớp bùn nhớt, màu nâu, gây mùi hôi. Lớp bọt này do vsv hinh sợi thuộc nhóm actinomycetes (loài Nocardia).
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là:
(1) tỉ lệ F/M trong bể sục khí thấp.
(2) nồng độ MLSS quá cao do ít thải bùn
(3) các vận hành ở bể tái thong khí bùn. DO tăng lượng thông khí để thoả mãn nhu cầu về oxy của MLSS có khuynh hướng làm lan rộng lớp bọt này gây nghiêm trọng hơn.
Phương pháp khống chế:
(1) Giảm thời gian lưu bùn (pp thường dùng nhất để khống chế Nocardia)
(2) Giảm lượng thông khí để giảm chiều dài của lớp bọt
(3) lắp thêm selector để khống chế vsv hình sợi
(4) cho thêm một ít chế phẩm vsv đột biến
(5) chlor hoá bùn hoàn lưu
(6) phun dung dich clorine hay bột hypochloride lên lớp bọt
(7) giảm PH của bể BHT bằng cách cho thêm hoá chất hay nitrat hóa trước.
TỈ LỆ F/M
F/M = (Q*So)/(V*X)
X: hàm lượng chất rắn bay hơi MLVSS trong bể, mg/l
S0: SBOD hay COD đầu vào của NT, mg/l
Bể thông khí kéo dài 0.03
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét